• Gợi ý: Nôi em bé, nôi tự động, máy đưa võng, tai nghe bà bầu

Thế nào là tăng cân hợp lý trong giai đoạn mang thai?

  • Nguyễn Phương Khanh
  • Tin tức
  • 27/07/2019

Trong suốt thời gian thai kỳ, tăng cân như thế nào cho hợp lý là vấn đề mà các bà mẹ rất quan tâm.

Có thể nói, việc bổ sung dinh dưỡng trong quá trình mang thai có liên quan chặt chẽ đến mức cân nặng của bà mẹ và trọng lượng của em bé sau khi sinh. Người mẹ tăng cân quá ít thì em bé có nguy cơ sinh non hoặc nhẹ ký. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống không đúng cách thì vẫn có những trường hợp người mẹ béo phì mà em bé vẫn bị suy dinh dưỡng. Vì thế bà mẹ luôn áp dụng một chế độ ăn uống thật khoa học và duy trì việc tăng trọng đều đặn, hợp lý trong suốt quá trình mang thai.

Đa số thai phụ đều nghĩ rằng mình cần phải ăn thật nhiều cho đứa trẻ trong bụng. Cũng có một số bà mẹ lại lo lắng về việc lên cân quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của mình nên rất dè chừng trong việc ăn uống. Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tình trạng cân nặng của bà mẹ trước khi có thai.

Nhu cầu năng lượng hàng ngày của bà mẹ mang thai khoảng 2550 Kcal, cao hơn nhu cầu bình thường là 350 Kcal. Bạn không cần phải ăn quá nhiều mà nên ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn hàng ngày tùy theo điều kiện kinh tế của mình. Trung bình bạn cần tăng khoảng từ 10 đến 15 ký nếu trước khi sinh bạn đã có thân hình cân đối. Còn nếu trước thời điểm mang thai bạn gầy ốm thì mức cân nặng hợp lý là từ 12 đến 18 ký. Những ai thừa cân vào thời điểm trước khi thụ thai thì chỉ cần tăng khoảng 6 đến 11kg  là đủ. Thời điểm bạn tăng cân cũng quan trọng không kém số cân nặng trong suốt thai kỳ.

Ba tháng đầu tiên là giai đoạn lên cân ít nhất, chỉ khoảng 1-2 ký. Ba tháng giữa tăng 4-5 ký và ba tháng cuối tăng 5-6 ký. Nếu như cân nặng của bà mẹ chỉ tăng dưới 3 ký vào ba tháng giữa và dưới 4 ký vào ba thnag1 cuối thì cần phải tăng cường ăn uống, bồi dưỡng vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá mức, mỗi tuần tăng trên 1 ký trong ba tháng cuối thì bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp hay phù nề. Bác sĩ sẽ đầu kịp thời can thiệp và cho bạn những lời khuyên cần thiết.

Trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ bị suy dinh dưỡng hay béo phì thì đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể sẽ gặp một số bệnh như cao huyết áp, tiền sản giật, khó sinh, hạ đường huyết trong lúc sinh…Ngoài ra bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, em bé sinh non, thiếu cân hoặc cân nặng quá lớn lúc sinh,…Đây là lý do mà các bà mẹ mang thai cần chú ý để duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo mức tăng cân hợp lý trong suốt quá trình mang thai.

Trích Thai giáo - Dạy con từ trong bụng mẹ


Xem thêm các bài viết khác tại https://mevabeonline.com/blogs/news

MẸ BÉ ONLINE back to top