• Gợi ý: Nôi em bé, nôi tự động, máy đưa võng, tai nghe bà bầu

Kỹ năng thai giáo trực tiếp - Dạy con từ trong thai tác động qua 5 giác quan

  • Nguyễn Phương Khanh
  • Tin tức
  • 17/07/2019

Tác động đến 5 giác quan của bé là một trong những cách thai giáo quan trọng giúp tối ưu hóa sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn đến phương pháp thai giáo này.

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy…đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Kích thích thai nhi bằng thính giác

Thính giác là phần giác quan phát triển nổi trội nhất trong 5 giác quan của thai nhi. Bào thai bắt đầu lắng nghe tích cực ở tuần 24 (tháng thứ 6 của thai kỳ). Các nhà khoa học quan sát qua siêu âm thai nhận thấy thai nhi nghe và trả lời một xung động âm thanh bắt đầu từ khoảng 16 tuần tuổi, ngay cả trước khi tai phát triển hoàn chỉnh.

Từ 8 tuần tuổi, thai nhi đã có khả năng nghe nhịp đập của trái tim mẹ. Thính giác của thai nhi phát triển từ tháng thứ 3 và đến giữa thai kỳ, bé có thể phản ứng lại với âm thanh bên ngoài.

Thai nhi phản ứng lại với tất cả những âm thanh mà bé nghe được, nhưng những âm thanh có tần số thấp như tiếng trái tim mẹ đập, giọng nói của bố, tiếng sóng vỗ,…sẽ thu hút sự chú ý của bé hơn.

Để thực hiện thai giáo trong thời kỳ này, bố mẹ cũng nên có lịch nói chuyện với thai nhi hàng ngày, đồng thời tích cực sử dụng tên của thai nhi (ở nhà hoặc tên khai sinh định đặt cho con), kể về các sự vật, sự việc hiện tượng xung quanh để thai nhi bắt đầu có phản ứng nghe.

Thực hiện đều đặn, thai đến tháng thứ 8 đã có thể giao tiếp với bố, mẹ bằng cách thực hiện các hoạt động máy, đạp chỉ thông qua âm thanh giao tiếp.

Kích thích thai nhi bằng thị giác

Thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các giác quan khác, vì ở trong tử cung không thích hợp cho việc mở mắt nhìn sự vật. Tuy nhiên, mắt của thai nhi không phải hoàn toàn không nhìn thấy gì.

Y học hiện đại sử dụng siêu âm để quan sát và phát hiện: chiếu ánh sáng điện chớp – tắt vào cùng bụng thai phụ, nhịp tim của thai nhi có sự thay đổi mạnh. Khi đó thai nhi cảm thấy khó chịu và tỏ ra hoảng sợ không yên.

6 tuần sau khi thụ thai, bé đã có đôi mắt. Tuy nhiên, hai chấm đen nhỏ xíu này vẫn còn một chặng đường dài để hoàn thiện chức năng của nó. Đến tuần thai thứ 25, thai nhi đã bắt đầu mở mắt và nhắm mắt. Từ tháng thứ 7, thai nhi trở nên nhạy cảm với ánh sáng, bất cứ khi nào bụng mẹ tiếp xúc với độ sáng cao, nhịp tim của bé sẽ tăng nhanh. Mặc dù thai nhi được che chắn bởi thành tử cung và bụng mẹ nhưng bé vẫn có thể nhận thấy ánh nắng khi mẹ đang tắm nắng. Có lúc bé phản ứng lại bằng cách ngoảnh mặt đi nếu quá sáng.

Theo các chuyên gia, quá trình thai giáo bằng ánh sáng tốt nhất nên tiến hành từ 24 tuần tuổi. Tại một thời điểm nhất định trong ngày, mẹ nên dùng đèn pin chiếu vào bụng, mỗi lần khoảng 5 phút. Trước khi kết thúc, mẹ nên liên tục bật và tắt đèn pin để bảo đảm cho thị giác của thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ cũng nên tiến hành tắm nắng trong khoảng thời gian này bởi nó không chỉ kích thích thị giác thai nhi mà còn giúp tăng hàm lượng vitamin D – một loại vitamin kết hợp với canxi để xây dựng khung xương vững chắc.

Khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng ánh sáng, bạn không được dùng ánh sáng quá mạnh, thời gian chiếu sáng cũng không nên quá dài. Mẹ chỉ nên tắm nắng 30 phút buổi sáng (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng) và phải kịp thời lau khô mồ hôi, uống nước bổ sung khi tắm nắng.

Ngoài ra, để thai nhi nhận biết rõ ngày và đêm, mẹ của bé cần có thêm lịch sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ để khái niệm đó trở thành quen thuộc với bé.

Kích thích thai nhi bằng khứu giác

Thai nhi nhận biết về khứu giác lần đầu tiên ở tháng thứ 7. Qua nước ối, thai nhi có thể ngửi thấy những gì mẹ ăn cũng như mùi hương của riêng mẹ. Sau khi sinh, mùi hương này giúp bé nhận ra mẹ và tìm đến vú mẹ theo bản năng.

Bước sang tuần lễ thứ 36, thai nhi đã có đáp ứng hoàn toàn với mùi. Thời điểm này, khi mẹ ngửi mùi hăng, nồng thì thai nhi sẽ lấy tay che mặt lại, mẹ ngửi hương hoa dễ chịu đứa bé nằm yên để cảm nhận mùi hương.

Để kích thích khứu giác cho thai nhi, các mẹ nên đặt trong nhà những loại hoa có hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn.

Bài 1: Người mẹ ngửi những hương thơm mà mình thích như nước hoa, mùi hoa quả, cây cỏ.

Bài 2: Người mẹ nên ngửi mùi của những loại thức ăn ưa thích.

Kích thích thai nhi bằng vị giác

Sau khi người mẹ mang thai được 2 tháng, thì miệng của thai nhi bắt đầu hình thành. Khi thai nhi được 4 tháng thì giác quan cảm thụ vị giác được hình thành hoàn toàn. Sang tuần thai thứ 16, gai lưỡi của bé đã phát triển mạnh để cảm nhận vị. Qua nước ối, bé có thể cảm nhận những hương vị mạnh từ chế độ ăn của mẹ như cari, tỏi, cà-phê. Trong những tháng cuối, bé đã phân biệt được hương vị ngọt, chua, mặn, đắng và có thể thưởng thức mọi hương vị mà mẹ ăn.

Một chế độ ăn đa dạng khi mang thai sẽ giúp thai nhi hình thành ý thức về hương vị. Qua chế độ ăn đa dạng của mẹ, bé sẽ được thưởng thức một loạt các hương vị và ghi nhớ chúng. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho thai nhi sau khi chào đời.

Bài 1: Người mẹ ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài 2: Người mẹ uống các loại nước bổ dưỡng như các loại sữa, nước sinh tố,…

Kích thích thai nhi bằng xúc giác

Nhiều người nghĩ thai nhi được sự bảo vệ của nước ối nên nếu cuộc sống của người mẹ có đảo lộn thì cũng không các vấn đề gì tới trẻ, hay cho rằng các tác động xoa bóp bên ngoài thành bụng người mẹ không thể tác động đến thai nhi vì thành nước ối rất dày…

Da là bộ não thứ 2, “ là bộ não mỏng và có bề mặt rộng” của trẻ. Từ tuần thai thứ 7, thai nhi đã bắt đầu có phản ứng xúc giác. Ở tuần thai thứ 14, bàn tay của bé đã bắt đầu khám phá, dù lúc này các động tác vẫn còn rất vụng về. Em bé của bạn sẽ dùng tay để sờ khuôn mặt, cơ thể, chơi với dây rốn và mút ngón tay. Ở tháng thứ 4, thai nhi đã bắt đầu cảm nhận được sự khác biệt khi mẹ đặt tay lên bụng và không lâu sau đó, bé sẽ phản ứng lại bằng cách đá.

Bắt đầu từ thời điểm này, bố mẹ và người thân có thể thực hành thai giáo bằng cách tạo cho con môi trường thai giáo: vỗ thành bụng, vuốt xuống bụng nhẹ nhàng, kết hợp nói chuyện hoặc đọc truyện ngắn (các mẹ nhớ lưu ý không vò bụng ở đáy tử cung gây co thắt cổ tử cung). Vừa mát-xa vừa tâm tình với con.

Đi bộ thả lỏng cơ thể hoặc đung đưa người, di chuyển nhẹ nhàng theo nhạc cũng là những bài tập tác động lên giác quan xúc giác của thai nhi 


Đặc biệt chú ý:

- Để thai giáo hiệu quả, phải có nghệ thuật và giữ chừng mực, nhẹ nhàng, vừa phải. Tác động nên tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ và lặp đi lặp lại, mỗi hình thức phải phù hợp với từng thời kỳ thai.

- Mỗi bài tập nêu trên nên thực hành thường xuyên suốt thai kỳ, mỗi lần ít nhất nên 10 phút, nhiều nhất trong 1 giờ.

Trích Thai giáo - Dạy con từ trong bụng mẹ

MẸ BÉ ONLINE back to top