• Gợi ý: Nôi em bé, nôi tự động, máy đưa võng, tai nghe bà bầu

10 cách dạy con không cần tới roi vọt

Hãy biến “Không” thành “Có”

Khi bé nhất quyết không chịu dọn dẹp đồ chơi, mẹ đừng cáu giận mà trước hết hãy đồng ý với bé; sau đó mẹ đợi một vài phút rồi hỏi con lại: Con dọn đồ chơi đi nhé? Nếu bé con vẫn từ chối, mẹ hãy thử thách bé tìm một món đồ chơi mà bé thích nhất. Nếu ngay lập tức con không thể tìm ra món đồ chơi ấy, lúc này mẹ hãy khuyến khích bé dọn dẹp đồ chơi vì như thế con có thể tìm ra thứ con muốn. Khi con dọn, mẹ có thể dọn phụ con để con có niềm vui; đồng thời liên tục động viên con và giải thích cho con hiểu: dọn đồ chơi không phải là một việc nặng nhọc, đó là một việc tốt.

 

Dành lời khen cho con

Đừng kiệm lời khen, hãy dành cho con thật nhiều lời khen khi bé làm được việc tốt. Cùng với những lời khen mẹ có thể cho bé thật nhiều cái ôm, cái thơm và dùng những lời nói tán thưởng thực tế để giúp bé tiếp tục làm những việc tốt sau này.

Hãy lắng nghe con

Bố mẹ hãy lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm giác của mình và đừng để chuyện gì làm gián đoạn khoảng thời gian quan trọng này bố mẹ nhé. Nếu như bé con đang rên rỉ vì phải đứng chờ đến lượt mình trong một hàng dài, hãy lắng nghe bé. Sau khi lắng nghe, mẹ nên giải thích cho bé con vì sao mình cần phải đợi tới lượt của mình mẹ nhé. Mẹ cũng nên khen bé về sự cố gắng và khuyến khích để bé tăng tính kiên nhẫn.

 Tính kiên định

Để xây dựng những tính cách tốt đẹp của con, hãy đảm bảo rằng bố mẹ phải kiên định với các quy tắc mà mình đã đặt ra. Ví dụ như nếu mẹ la rầy bé vì không chịu ăn một loại rau nào đó, mẹ cũng phải quở trách bé con nếu không ăn hết phần cơm của mình hoặc bất kể thứ thức ăn nào mà bé không chịu ăn.

Dành thời gian cho bé tự suy xét

Thay vì các bậc phụ huynh thường la mắng con vì cách ứng xử không tốt, hãy cho con trẻ một ít thời gian để trẻ tự suy xét hành vi của mình trong một nơi riêng tư không bị phân tâm. Còn nếu cả mẹ và con đều đã lâm vào trận cãi vã, cả mẹ và con hãy cùng tự dành thời gian để suy nghĩ. Điều này làm bé nhận ra rằng, ngay cả bố mẹ khi đã phạm lỗi thì cũng sẽ không nên bào chữa cho việc sai trái đó bằng những lý lẽ không thuyết phục/ngụy biện.

Hãy dùng đến những phần thưởng

Mẹ hãy bắt đầu việc này từ món quà nhỏ nhỏ mẹ nhé. Ví dụ: bé khóc lóc nơi đông người, mẹ hãy cho bé một món đồ chơi nhỏ hoặc một thanh kẹo socola – nếu bé chịu dừng khóc ngay khi mẹ đề nghị. Sau một vài lần thưởng những món quà “khích lệ”, hãy lập cho con một biểu đồ “việc tốt” . Mẹ dùng một mặt cười hoặc một ngôi sao đính vào mỗi việc tốt mà bé làm được. Mặt cười hoặc ngôi sao ấy sau đó sẽ quy đổi ra thêm nửa giờ xem TV trong tuần đó hoặc là một thanh kẹo, một chuyến đi chơi công viên chẳng hạn. Còn nếu bé bỗng dưng trở nên nghịch ngợm, mẹ hãy lấy đi những mặt cười, hoặc ngôi sao của bé. Bố mẹ nên đưa phần thưởng cho bé 2-3 ngày sau đó để bé có thể phát triển tính kiên nhẫn của mình.

 

Để con tự tìm tòi ra giải pháp

Nếu như bé con tức giận hoặc khó chịu về một điều gì đó, mẹ hãy hứa cho bé một không gian riêng tư để bé tự tìm ra cách giải quyết cho những khó khăn. Khi bé đề nghị: con sẽ dọn phòng nếu mẹ cho con xem TV thêm 1 giờ, thì mẹ hãy đồng ý. Nhưng nếu những thứ bé thương lượng ở mức thái quá như con phải có đồ chơi mới mỗi lần con chịu dọn phòng thì mẹ nên thương lượng thẳng thắn với bé.

Khiến bé phân tâm

Thay vì bố mẹ cứ mãi nói “Dừng lại ngay” hay “không được”, hãy làm bé con của bạn phân tâm thử xem sao. Nếu như “siêu quậy” cứ thích ném đồ chơi bừa bãi ra sàn, mẹ hãy hỏi bé có muốn chơi ném bóng với mẹ không? Nếu bé thích vẽ lên tường nhà, mẹ hãy khuyến khích bé bằng cách: “Bức vẽ của con trông sẽ đẹp hơn nhiều đấy nếu con vẽ lên giấy”.

Làm ngơ

Nếu con đang la hét hoặc rên rỉ về một chuyên gì đó, bố mẹ có thể làm ngơ những đòi hỏi của con và nói với con rằng bố mẹ chỉ nghe khi mà con chịu nói chuyện một cách bình tĩnh và rõ ràng hơn. Nếu bé vẫn chưa đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả theo cách này, mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ cơ thể, các dấu hiệu để truyền đạt điều bé muốn; hoặc mẹ giúp con đưa ra các lựa chọn: con muốn xem phim hoạt hinh phải không, con không muốn ngủ đúng không, con chỉ thích chơi máy tính của ba thôi đúng không…? Sau đó, mẹ có thể giải thích và “giải khuây” cho con bằng cách hướng sự tập trung của con vào việc khác.

Hãy làm mọi thứ trở nên dễ dàng

Các bậc phụ huynh nên tránh đặt con trẻ vào những tình huống có thể khiến con trở nên tức giận. Ví như con thường nằng nặc mua đồ chơi mới, bố mẹ nên tránh đưa bé đến các cửa hàng đồ chơi, trừ phi các bạn đến để mua đồ chơi cho bé thật. Cũng không nên đưa trẻ ra các sân chơi có nhiều bé khác đang chơi nếu như bé nhà mình chưa học được cách chia sẻ với các bạn 

Nguồn ST

MẸ BÉ ONLINE back to top